Developing A Conversation

Developing A Conversation
Với bất kì Quốc gia nào, ngôn ngữ nào, việc biết thêm các yếu tố đồng tình, phản đối, gợi mở vào câu chuyện sẽ khiến câu chuyện được kéo dài một cách tự nhiên thoải mái, không gượng ép! Tiếng Anh cũng vậy, hôm nay hãy cùng cô tìm hiểu về cách phát triển cuộc hội thoại nhé!

Trong một cuộc đối thoại, ta luôn mong muốn đối phương sẽ cảm thấy thoải mái và hào hứng phải không các em? Thế nhưng để làm được điều này thì thật không dễ dàng xíu nào, vì em phải làm thế nào để thể hiện được thiện chí của mình, khiến cho cuộc trò chuyện ngày càng hấp dẫn, “dài” hơn và khai thác được nhiều thông tin hơn. Đừng lo, hôm nay cô ở đây để giúp các em đây, yên tâm nha!

Cô có hai đoạn đối thoại bên dưới, cùng đọc sơ qua nhé:

 Ann:            I really liked the tour, I’m glad we chose that one.

 Matt:          Me too. I loved it, what a great weekend.

 Ann:           The tour guide was good.

 Matt:          Really good, and knowledgeable, too.

 Ann:           Hmm, what I didn’t like was the cable car ride. That was scary.

 Matt:          Yeah, I know what you mean. It was horrible when it moved quickly.

 

 Jen: I don’t really like studying here.            

 Karen: No, me neither.       

 Jen: I miss my family, it’s very hard living away from home.            

 Karen: Very difficult. I’m homesick, too.       

 Jen: The weather is bad, isn’t it?            

 Karen: Terrible, it’s really cold.       

 Jen: What I do like is meeting new people. Do you know what I mean?            

Karen: Yeah, me too. I’ve got loads of new friends now.


Trong hai đoạn đối thoại trên, các em có để ý rằng người nói thường xuyên thể hiện sự đồng tình với đối phương, điều này giúp cho đối phương cảm giác được hiểu và ủng hộ, khiến cho cuộc nói chuyện được hào hứng và khai thác được nhiều thông tin hơn. Vậy, cô có hai bí kíp nho nhỏ sau đây để giúp các em có thể phát triển được đoạn đối thoại, khiến cho nó trở nên nhiều thông tin và hấp dẫn hơn:

  • Khi đối phương đưa ra một lời nhận xét nào đó, em hãy thể hiện sự đồng tình bằng cách lặp lại, nhưng với cấp độ mạnh mẽ hơn, ví dụ: “Extremely amazing!”, “Super boring.”…
  •  
  • Em hãy đưa ra thêm lời nhận xét khác hoặc bổ sung thông tin cho lời nhận xét ban đầu để không bị nhàm chán.
  •  
  • Em có thể phản kháng lại lời nhận xét của đối phương, nhưng đừng phản ứng quá gay gắt, hãy cứ nhẹ nhàng nói ra ý kiến của mình thôi: "Hmm, I don’t think so.” hoặc “I just think about it in a different way".

Hy vọng là với những bí kíp trên, các em có thể áp dụng thật hiệu quả vào cuộc trò chuyện của mình với mọi người. Còn bây giờ là phần bài tập nhé: